Thợ làm tóc được biết đến là một trong những nghề được xếp vào hàng ngũ độc hại nhất, do phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hàng ngày trong thời gian dài. Thế nên, họ phải đối diện với nhiều nguy hiểm về sức khỏe hơn so với những người làm trong những ngành nghề khác. Độc hại nghề làm tóc đã không còn quá xa lạ và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Một số bệnh bệnh có thể gặp phải trong nghề làm tóc
Độc hại nghề làm tóc – Bệnh liên quan đến đường hô hấp
Mặc dù có đeo khẩu trang trong khi sử dụng thuốc uốn, nhuộm,… Nhưng chắc chắn người thợ vẫn phải đối mặt với lượng lớn hóa chất trong không khí, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp về lâu dài. Theo thống kê, có hơn một nửa số thợ làm tóc gặp các vấn đề về đường hô hấp, nhất là dị ứng, hen suyễn, viêm mắt, họng, mũi, viêm xoang,… Nguyên nhân chính yếu là do muối persulfate, đây là chất tẩy thường có trong các loại thuốc làm tóc, số con lại là những thành phần có trong thuốc tẩy tóc, thuốc nhuộm tóc,…
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh – Nhức đầu, trầm cảm
Nếu người thợ tiếp xúc với các chất làm tóc trong thời gian dài sẽ bị khó thở, nhức đầu, choáng váng,… đây không phải là tín hiệu tốt mà cho thấy rõ được rằng cơ thể có khả năng cao đang bị miễn độc. Nếu làm lâu, cơ thể đã bị giảm độ nhạy cảm với chất độc, không còn phát ra tín hiệu cảnh báo nữa điều này sẽ rất nguy hiểm. Trên thực tế, lương hóa chất này nếu không được đào thải sẽ tích tụ trong cơ thể theo thời gian thành mầm bệnh khó chữa.
Viêm da, dị ứng, bong tróc
Khi trở thành thợ làm tóc việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc là điều hiển nhiên, hai bàn tay của người thợ sẽ bị khô tróc, sần sùi, bị nấm trắng… do tiếp xúc quá nhiều với hóa chất, từ dầu xả, dầu gội cho đến thuốc uốn, thuốc tẩy, ép, nhuộm, … Dù có đeo bao tay trong lúc làm thì, lúc cần xả sạch lượng thuốc làm tóc cũng cần phải bỏ ra mới thực hiện đước. Có thể thấy rằng bệnh viêm da, nấm da dường như đã quá quen thuộc đối với thợ làm tóc, khó chữa khỏi đồng thời lại dễ tái phát.
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Alkylphenol ethoxylate (APE) được biết đến là một thành phần thường có trong thuốc nhuộm, và cũng là thành phần thường thấy trong thuốc trừ sâu, nhằm tẩy đi màu tóc, để khi nhuộm tóc màu sáng có thể lên chuẩn màu nhất. Chất này sẽ làm cho cơ thể bạn bị rối loạn nội tiết tố, dấu hiệu thường thấy nhất là mọc mụn, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt,…
Ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được công bố trên Tạp chí The The Lancet Oncology cho biết: Những người thợ làm tóc phải đối mặt với nguy hại về sức khỏe, trong đó có ung thư, nhất là ung thư bàng quang, ung thư phế quản,… do phải tiếp xúc với hàm lượng lớn hóa chất trong thời gian dài.
Đây là một trong các nguyên nhân tại sao các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng độc hại nghề làm tóc là cao nhất trong các ngành nghề phổ biến hiện tại.
Các nghiên cứu từ Đại học Yale cũng đã chỉ ra rằng, những người luôn phải tiếp xúc với thuốc tẩy, uốn, nhuộm tóc sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh về ung thư hạch không Hodgkin cao hơn so với những người bình thường. Đây là một dạng ung thư tấn công trực tiếp vào hệ bạch huyết, làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hơn hết, chất para-phenylenediamine (PPED) trong thuốc nhuộm cũng làm nguy cơ ung thư da, cũng như ung thư vú ở phụ nữ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Làm nghề tóc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Các bác sĩ vẫn luôn cảnh báo phụ nữ làm nghề cắt, uốn, nhuộm tóc nên phải nghỉ ngơi, tránh xa hoàn toàn hóa chất uốn, nhuộm, tẩy khi đang trong thời gian mang thai. Các độc tố từ thuốc làm tóc sẽ tăng nguy cơ sảy thai hay tệ hơn là có thể sinh con dị tật hơn mức bình thường.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các loại thuốc uốn, nhuộm tóc thường sẽ không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chất lượng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người thợ, tăng khả năng ung thư ngay trong thời gian mang thai gấp 10 lần so với những người bình thường.
Chúng ta cần làm gì để hạn chế độc hại nghề làm tóc?
- Luôn đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
- Thải độc định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần, bắt buộc với người hơn 3 năm trong nghề. Hóa chất thường sẽ tích tụ bên trong cơ thể, tấn công đến các tế bào, gây nên rối loạn sự phát triển của tế bào. Thế nên, bạn cần thải độc cho cơ thể ít nhất 6 tháng 1 lần, có thể tự làm tại nhà bằng cách mua các sản phẩm thải độc chuyên dụng dành cho thợ làm tóc.
- Sử dụng sản phẩm chất lượng, chính hãng. Vì lợi nhuận mà ngày nay đã có nhiều salon sử dụng thuốc làm tóc giá rẻ, kém chất lượng, không chỉ nguy hại cho khách mà còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người thợ. Để đảm bảo cũng như hạn chế tối đa rủi ro trong nghề, salon nên mua thuốc làm tóc từ những hãng uy tín, có qua sự kiểm duyệt từ Bộ y tế.
- Sử dụng những loại thuốc làm tóc Organic (hữu cơ) để có thể hạn chế tối đa hóa chất độc hại và an toàn cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Da xanh xao nên nhuộm tóc màu gì? [Góc thắc mắc]
- Người mập (béo) có nên cắt tóc ngắn?
- Nam mũi thấp nên để tóc gì? Gợi ý 6 kiểu tóc phù hợp