Hấp dầu bao lâu thì gội đầu để giữ được hiệu quả tốt nhất?

Đối với những cô nàng đam mê làm đẹp cho mái tóc của mình thì những tác động của việc uốn, duỗi, nhuộm,… lên mái tóc sẽ khiến tóc bị hư tổn là điều không thể tránh khỏi. Chính vì lý do này mà chị em phụ nữ không ngừng tìm kiếm những giải pháp để cải thiện vẻ đẹp, sức khỏe và sức sống cho mái tóc của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Hấp dầu bao lâu thì gội đầu để giữ được hiệu quả tốt nhất nhé.

Hấp dầu là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Hấp dầu bao lâu thì gội đầu?“, chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa hấp dầu nhé. Hấp dầu (hấp tóc) là phương pháp bôi một lớp dưỡng lên tóc sau đó kết hợp với nhiệt độ và tác động của hơi nước trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài hấp nhiệt còn có hấp lạnh cũng rất được ưa chuộng. Vậy hấp dầu có tác dụng gì? Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng tóc khô, xơ, chẻ ngọn, tạo vẻ đẹp mềm mại, mượt mà hơn.

Hấp dầu là gì
Giải đáp định nghĩa của hấp dầu tóc. | Nguồn: Internet

Ngoài sản phẩm hấp tóc ở tiệm, hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm hấp dầu tại nhà. Hấp tóc tại nhà sẽ giúp cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho tóc. Tóc trở nên bóng mượt và rạng rỡ hơn rõ rệt. Để chăm sóc tóc một cách toàn diện, ngăn ngừa tình trạng khô, xơ rối, chẻ ngọn đồng thời cung cấp cho tóc độ ẩm và dưỡng chất cần thiết, bạn cần hấp tóc định kỳ và thường xuyên. Theo ghi nhận, theo các chuyên gia, hấp tóc không nên quá 2 lần/tháng. Việc bôi dầu lên tóc quá thường xuyên sẽ khiến tóc dễ bị bết dính và bám bụi bẩn.

Có bao nhiêu loại hấp dầu trên thị trường hiện nay?

Với sự phát triển của công nghệ làm đẹp tóc, các phương pháp hấp tóc cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại hấp dầu được sử dụng tùy thuộc vào tình trạng tóc và mức chi phí mà khách hàng muốn bỏ ra. Cụ thể:

  • Hấp dầu nóng: Đây là kiểu khá phổ biến, giúp nuôi dưỡng tóc nhanh chóng. Tuy nhiên, hấp nóng cũng có thể dễ dàng làm tóc hư tổn do nhiệt độ cao.
  • Hấp dầu lạnh: Là phương pháp tối ưu để “chữa trị” tóc khô và hư tổn nặng. Kiểu hấp lạnh giúp tóc được cung cấp oxy, không chỉ trị khô tóc mà còn diệt khuẩn hiệu quả.

Ngoài ra, việc nghiên cứu phương pháp hấp tóc và hấp dầu tóc bao nhiêu tiền cũng khiến một số người tò mò rằng tại sao không dùng dầu xả thay thế cho hấp dầu vì công dụng tương tự mà còn tiết kiệm tiền.

Hấp dầu khoảng bao lâu thì được gội đầu
Hấp dầu nóng tại salon. | Nguồn: Internet

Thực tế, so với dầu xả thì hấp tóc đem lại hiệu quả hơn rất nhiều. Mặt khác, kem hấp có nhiều tính năng chuyên biệt hơn dành cho tóc. Độ đậm đặc trong kem hấp tóc cao, rất giàu dưỡng chất và chứa chất dẫn chuyển giúp đưa dưỡng chất vào sâu trong lõi tóc.

Những tình trạng hư tổn tóc thường gặp khi hấp dầu

Như đã đề cập ở trên, chi phí cho quá trình hấp dầu phụ thuộc vào tình trạng của tóc. Cần xác định kỹ mức độ hư tổn để lựa chọn kiểu hấp tóc phù hợp. Có 3 cấp độ tóc hư tổn: nhẹ, trung bình và nặng.

Mức độ nhẹ

Nhẹ là khi bạn chỉ thực hiện 1 lần uốn, duỗi hoặc nhuộm. Hay tóc khô do không được chăm sóc đúng cách. Đối với tình trạng mất chất dinh dưỡng nêu trên, việc phục hồi tóc khá đơn giản. Bạn chỉ cần xịt tóc một lần và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Mức độ trung bình

Khi đã thực hiện 2-3 lần nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc. Tóc trở nên khô rõ rệt, bắt đầu có dấu hiệu chẻ ngọn hoặc phai màu cũ. Ở tình trạng này, bạn cần có chế độ chăm sóc đều đặn hơn, từ hấp dầu cho đến ủ tóc bằng dưỡng chất.

Có nên gội đầu sau khi hấp dầu không
Có 3 cấp độ tóc hư tổn mà bạn nên biết. | Nguồn: Internet

Mức độ nặng

Những dấu hiệu cho thấy tóc bạn đang trong tình trạng này đó là:

  • Tóc bị chẻ ngọn nhiều và không bóng mượt.
  • Tóc khô và bị ngả màu nghiêm trọng.
  • Tóc đã được dưỡng nhưng vẫn khô.
  • Tóc rụng nhiều, dễ bị cong, mất độ đàn hồi.

Trong trường hợp này, bạn sẽ tốn rất nhiều tiền và rất nhiều thời gian để phục hồi bằng cách hấp dầu. Với những vấn đề trên, bạn nên đến những salon uy tín, nơi có đầy đủ trang thiết bị và nguyên liệu hỗ trợ hấp tóc. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra nhiều lời khuyên giúp bạn chăm sóc tóc. Ngoài việc cân nhắc về giá hấp tóc, bạn cũng nên nghiên cứu và lựa chọn những thương hiệu chất lượng. Thông thường, hấp nóng sẽ có giá cao hơn hấp lạnh. Tất nhiên, để khôi phục lại vẻ đẹp hoàn hảo cho mái tóc của bạn cần một khoản đầu tư khá tốn kém. Tùy vào các yếu tố mà giá duỗi tóc ở các salon thường dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Quy trình hấp dầu

Trước khi tìm hiểu “hấp dầu bao lâu thì gội đầu được”, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về quy trình hấp dầu tóc nhé!

Quy trình hấp dầu cơ bản tại salon bao gồm:

  • Bước 1: Gội sạch da đầu và tóc bằng dầu gội.
  • Bước 2: Thoa dầu dưỡng và dầu hấp lên tóc.
  • Bước 3: Dùng máy hấp dầu tóc chuyên dụng.
  • Bước 4: Xả lại tóc bằng nước sạch.

Hấp dầu bao lâu thì gội đầu?

Sau khi hấp dầu, mọi người không nên gội đầu vào ngày hôm sau mà nên đợi ít nhất sau 2 – 3 ngày. Trong quá trình hấp dầu, khách hàng sẽ được nhân viên gội đầu thật sạch sẽ. Sau khi hấp, tóc được gội sạch và sấy khô lại. Vì thế, khi làm xong, tình trạng tóc của mọi người đều rất sạch sẽ. Vì vậy, không cần thiết phải gội đầu ngay sau đó.

Nên gội đầu sau khi hấp dầu lúc nào
Hấp dầu bao lâu thì được gội đầu là câu hỏi chung của nhiều chị em. | Nguồn: Internet

Ngoài ra, việc giữ cho tóc không tiếp xúc với nước còn giúp bảo quản dưỡng chất. Sau khi hấp dầu sẽ có nhiều dưỡng chất bám vào tóc, tạo độ mềm mại, bóng mượt. Đây là lý do tại sao mọi người không nên gội đầu vào thời điểm này.

Thời gian hấp dầu và bao lâu thì nên hấp dầu?

Tùy thuộc vào phương pháp và sức khỏe của tóc mà thời gian cần hấp dầu sẽ khác nhau:

  • Hấp lạnh tại nhà: 5 – 10 phút (tùy theo hướng dẫn sản phẩm).
  • Hấp nóng tại salon: 10 – 20 phút đối với tóc ít khô và hư tổn; 20 – 30 phút đối với tóc hư tổn nặng.
  • Nếu tóc khỏe: tối đa nên hấp dầu từ 1 – 2 tháng/ lần.
  • Nếu tóc cần phục hồi: nên hấp dầu từ 7 – 10 ngày/lần.

Lưu ý: Không nên lạm dụng phương pháp hấp dầu để tránh làm tóc bị bết dính, bám bụi và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, bạn nên tuân thủ đúng thời gian hấp và phương pháp hấp phù hợp với từng sản phẩm để tránh gây hư tổn thêm cho tóc.

Tác dụng của hấp dầu

Hấp dầu là quá trình dưỡng tóc bằng cách sử dụng nhiệt độ và độ ẩm của hơi nước kết hợp với dầu dưỡng. Vì vậy, tác dụng chính của hấp dầu đối với tóc là:

  • Kích thích sự mở rộng của nang tóc và lớp biểu bì trên thân tóc để các dưỡng chất trong dầu xả và dầu dưỡng thấm sâu hơn vào thân tóc.
  • Giúp tóc tăng cường hấp thụ độ ẩm và chất dinh dưỡng từ dầu dưỡng.
  • Kích thích lưu thông máu đến da đầu.
  • Làm sạch tóc và da đầu, thúc đẩy sự hấp thụ của thuốc tạo kiểu, giúp việc sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Giúp tóc mềm mại, chắc khỏe hơn và kích thích tóc mọc dài và dày hơn.
Tác dụng của hấp dầu
Hấp dầu tóc sẽ mang đến nhiều lợi ích giúp tóc chắc khỏe, mượt mà. | Nguồn: Internet

Một số lưu ý khi hấp dầu

Sau khi trả lời câu hỏi “hấp dầu bao lâu thì gội đầu?“, hãy cùng tìm hiểu thêm một số lưu ý khi sử dụng phương pháp chăm sóc tóc này nhé!

  • Gội đầu thật sạch trước khi hấp tóc giúp các dưỡng chất từ ​​dầu xả, dầu hấp thẩm thấu vào tóc tốt và nhanh hơn.
  • Không sử dụng dầu xả trước khi hấp.
  • Không nên thoa dầu hấp lên da đầu để tránh tình trạng nhờn, bết trên tóc và da đầu ngày càng trầm trọng.
  • Nếu muốn hấp dầu tại nhà, bạn phải lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, phù hợp với mái tóc của mình và nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Ngoài ra, hãy thực hiện đúng quy trình hấp dầu của sản phẩm bạn đang sử dụng để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Khi tự hấp lạnh tại nhà, bạn có thể dùng khăn được làm nóng để giúp dưỡng chất được hấp thụ nhanh hơn.
  • Sau khi gội sạch tóc, bạn nên dùng khăn tắm để thấm nước từ tóc và để tóc khô tự nhiên. Tránh dùng máy sấy tóc để tóc có thể phục hồi tốt hơn.
  • Không nên hấp dầu trước khi duỗi hay nhuộm mà nên thực hiện sau khi tạo kiểu. Khi đó, các dưỡng chất có trong dầu hấp có thể làm giảm tác hại do hóa chất tạo kiểu tóc gây ra.
Lưu ý khi hấp dầu
Để đem lại chất lượng cao nhất cho mái tóc, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi hấp dầu nhé. | Nguồn: Internet

Những câu hỏi liên quan đến hấp dầu

Ngoài câu hỏi về hấp dầu bao lâu thì gội đầu được cũng còn rất nhiều những câu hỏi liên quan khác. Mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ làm đẹp tóc được ưa chuộng này.

Hấp dầu mất bao lâu? Có mất nhiều thời gian không?

Làm tóc đôi khi sẽ khiến chúng ta e ngại bởi khá tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, với hấp dầu thì mọi người cũng không nên quá lo lắng. Ngày nay, việc hấp tóc thường chỉ mất khoảng 40 – 60 phút. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Công nghệ hấp: Các công nghệ hấp khác nhau đòi hỏi thời gian hấp khác nhau.
  • Thuốc hấp: Thuốc hấp cũng sẽ có quy định riêng về thời gian ủ tóc.
  • Kỹ năng của thợ làm tóc: Thợ làm tóc có kinh nghiệm hay tay nghề cao hay thiếu kinh nghiệm cũng có thể gây ra một số khác biệt về thời gian hấp dầu.
  • Tình trạng tóc của khách hàng: Tóc của khách hàng khỏe và sạch hay xơ yếu, bết dính cần thời gian xử lý cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian hấp tóc.

Nên hấp dầu tại nhà hay ra tiệm?

Hiện nay, các sản phẩm hấp dầu được bán rất phổ biến và có rất nhiều chủng loại. Đây chính là lý do nhiều chị em thường chọn mua sản phẩm hấp dầu tự hấp tại nhà hơn là đến cửa hàng. Từ đó, nhiều người băn khoăn không biết nên đi salon hay tự chăm sóc tại nhà. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể hấp dầu tại nhà vì nó tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm. Tuy nhiên, giữa các hấp dầu tại nhà, bạn vẫn nên dành thời gian đến salon.

Hấp dầu xong bao lâu mới được gội đầu
Bạn nên thực hiện cả 2 phương pháp hấp dầu tại nhà và tại salon tóc nhé. | Nguồn: Internet

Ví dụ, trong một tháng mọi người có thể hấp dầu tại nhà 3 lần và dành 1 lần đến salon. Hấp dầu tại các tiệm làm tóc luôn có chất lượng tốt hơn, đảm bảo phục hồi tóc tốt nhất. Đây là lý do tại sao ngay cả khi bạn có sản phẩm ở nhà thì việc đến tiệm vẫn là điều cần thiết.

Bảng giá dịch vụ hấp dầu mới nhất tại salon

Một trong những điều được nhiều người thắc mắc đó là chi phí hấp dầu bao nhiêu tiền. Không tính đến trường hợp làm tại nhà, việc đến cửa hàng có thể tốn kém hơn. Nhưng bù lại chất lượng được đảm bảo và hiệu quả cũng tốt hơn. Dịch vụ hấp tóc tại mỗi salon sẽ có mức giá khác nhau. Dưới đây là tổng hợp dịch vụ của một số salon hấp dầu ở Sài Gòn dành cho những ai đang thắc mắc giá hấp dầu tại tiệm là bao nhiêu:

Tên salon Địa chỉ Giá hấp tóc tham khảo
Gác Mini Hair Spa 243/9/10P Tô Hiến Thành, phường 13, Quận 10 500.000 đồng
Salon tóc Bestyle 79 Thạch Thị Thanh, Tân Định, Quận 1 300.000Đ – 500.000 đồng
Hồ Anh Beauty Salon 24 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình 200.000 đồng
Samie Hair Color Salon and Studio 163/19/10 Tô Hiến Thành, Chí Hòa 200.000 – 500.000 đồng
LeHair Salon 31 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3 500.000 – 700.000 đồng
Salon tóc đẹp Bắc Trần Tiến 108 Trần Đình Xu, Quận 1 300.000 – 400.000 đồng
Salon tóc Lê Hiếu 339 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3 450.000 – 550.000 đồng
Amida Hair 5 Nguyễn Cư Trinh, quận 1 300.000 – 400.000 đồng
Salon Lan Phương 81 Mai Văn Vĩnh, phường Tân Quy, quận 7 200.000 – 400.000 đồng

Như vậy có thể thấy chi phí hấp tóc thường dao động từ 200.000 – 500.000 đồng là phổ biến nhất. Đây là mức giá được tính tại các salon trong khu vực TP.HCM và các tỉnh thành khác. Nếu bạn đi làm đẹp ở tỉnh, thành phố nhỏ thì giá sẽ rẻ hơn, từ 150.000 – 250.000 đồng.

Kết luận

Chăm sóc tóc hiệu quả đòi hỏi phải đầu tư tiền bạc và công sức. Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ về các phương pháp hấp dầu, quy trình hấp dầu và cũng giải đáp được câu hỏi hấp dầu bao lâu thì gội đầu để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúc bạn thành công và luôn xinh đẹp!