Nối mi bị đỏ mắt là phản ứng trên mắt mà khách hàng luôn cảm thấy lo lắng khi đi nối mi. Thông thường nó chỉ gặp ở những người có mắt nhạy cảm, hoặc xảy ra ở các salon nối mi không chất lượng. Daythammy sẽ giúp bạn hiểu ngay về hiện tượng này và hướng dẫn cách xử lý khi đỏ mắt như thế nào nha!
Tại sao khi nối mi lại bị đau mắt đỏ?
Bạn không nên xem nhẹ nối mi bị đỏ mắt là một hiện tượng bình thường sau khi nối mi. Bởi khi nối mi đúng cách, đúng kỹ thuật thì sẽ không ảnh hưởng đến mắt, mắt bạn vẫn hoàn toàn dễ chịu khi nối xong. Còn nếu nối mi bị đỏ mắt có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Do keo nối mi: keo nối mi không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo độ an toàn sử dụng hàng rẻ tiền. Có một số nơi muốn mi bền lâu nên sử dụng loại keo có độ bám cao, nên dễ gây đỏ mắt và cay mắt. Ngoài ra, nối mi bị đỏ mắt một phần còn là bởi mắt của khách hàng bị dị ứng, nhạy cảm với keo nối mi.
- Do kỹ thuật của thợ nối mi không chuẩn: Tay nghề kém, kỹ thuật không tốt không những gây đỏ mắt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của bộ mi. Ngoài ra, khi nối mi cần nối cách chân mi một khoảng nhỏ, nối sát chân mi sẽ rất gây đau mắt, cộm mắt và gây rụng mi thật.
- Do dán băng keo nối mi không đúng: Đôi lúc người thợ nối mi bất cẩn dán băng keo không đúng hướng, làm cho cho mi mắt bị hở và hơi keo bay gây đỏ và chảy nước mắt.
- Do thời gian nối mi lâu: dù không dễ gặp phải nhưng thi thoảng có nhiều khách hàng khi nối mi lâu cũng bị đỏ mắt.
Nên làm thế nào khi nối mi bị đau mắt đỏ?
Khi bạn bị đỏ mắt hãy áp dụng ngay các cách sau, hoặc người thợ nối mi có thể xử lý cho khách như sau:
- Tạm ngưng nối mi, nhắm mắt khoảng 5 phút để có thể hơi keo đến mắt nữa
- Khi mắt khách hàng vừa nối đã cay và đỏ thì có thể sử dụng quạt để quạt đi hơi keo, làm mắt dễ chịu hơn.
- Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào vùng mắt đang bị đỏ.
- Khi bạn cảm thấy mắt không chỉ đỏ mà còn có cảm giác đau và châm chích do kích ứng thì nên lập tức ngưng nối mi
- Nếu tình trạng nối mi bị đỏ mắt không đỡ hơn khi về nhà, mà còn có cảm giác cộm và ngứa thì bạn nên đến salon để tháo mi ra. (Lưu ý khi mi mắt bị đỏ bạn không nên tự ý gỡ mi, bứt mi vì điều này sẽ càng làm tổn thương mi mắt hơn).
Trên đây là các biện pháp xử lý tạm thời khi nối mi bị đỏ mắt, vì tình trạng đỏ mắt sẽ không kéo dài nếu bạn chỉ có mắt nhạy cảm.
Khi nối mi cần phải hiểu rõ về nối mi cũng cách chăm sóc mi nối để có thể giải quyết nhanh trường hợp phát sinh. Người thợ nối mi cũng cần có kinh nghiệm để kịp thời xử lý những lúc thế này để giảm thiểu tình trạng đỏ mắt.
Làm thế nào để tránh tình trạng đau mắt đỏ khi nối mi?
- Tình trạng nối mi bị đỏ mắt có thể giảm thiểu khi bạn lựa chọn được salon nối mi uy tín và được chăm sóc bởi những người kỹ thuật viên có tay nghề cao và chu đáo:
- Sử dụng mi sợi và keo nối mi an toàn, có chất lượng
- Nối mi nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, không nối sát chân mi, không gây cộm ngứa
- Không ham rẻ mà nối mi những nơi kém chất lượng
- Nếu biết trước cơ địa mắt quá nhạy cảm thì cần nhắc trước cho KTV biết để họ test keo nối mi trước hoặc hơ quạt để làm giảm hơi keo làm cay mắt.
- Không nên dùng tay dụi mắt hay kéo gỡ mi sẽ gây rụng mi thật.
- Nên vệ sinh mi hằng ngày một lần và dùng chổi chải mi để đảm bảo mi luôn sạch sẽ, tơi, đẹp.
Tham khảo các bài viết khác:
- Nối mi kiêng nước bao lâu? Mẹo hay chăm sóc mi tại nhà
- Nối mi kiểu baby doll có những loại nào hiện nay?
- Nối mi có bị rụng mi thật không?