Sờ thấy cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Sờ thấy cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các khối u ở bụng tại một số vị trí khác nhau, trong đó bao gồm cả các trường hợp bệnh lý nguy hiểm. Dù với bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn cũng cần phải đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán, xác định xem khối u thực sự có gây nguy hiểm hay không để từ đó đưa ra hướng điều trị cùng với đó là chế độ sinh hoạt phù hợp với tình trạng cơ thể.

Sờ thấy cục ở bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu khối u nằm ở vị trí bên dưới bên trái thì có thể mắc một số bệnh lý như ung thư ruột, thận, buồng trứng, thận ứ nước,…  Bên cạnh đó, nếu khối u nằm quanh rốn thì có thể do phình động mạch chủ bụng. Trường hợp u nằm tại vùng hạ vị có thể gặp ở trường hợp phì đại tuyến tiền liệt ở nam hay ở phụ nữ mang thai, u xơ tử cung.

Chẩn đoán và cách để phòng tránh khối u ở bụng

Thông qua những phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh sau đó lên phương án điều trị hiệu quả. Đối với việc chẩn đoán khối u ở bụng dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng

  • Lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử, lý do khám, triệu chứng, khám lâm sàng sờ nắn tại ổ bụng,… để chẩn đoán sơ bộ, chỉ định cận lâm sàng phù hợp.
  • Cận lâm sàng: Tùy theo việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng như:  Xét nghiệm máu; Xét nghiệm nước tiểu; Chẩn đoán hình ảnh; Thăm dò chức năng.

Nếu phát hiện nghi ngờ khối u trong chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm giải phẫu bệnh, mô bệnh học,… để chẩn đoán bản chất khối u. Ở những trường hợp khó, bệnh nhân có thể phẫu thuật để bóc tách khối u.

sờ thấy cục cứng ở bụng dưới bên trái
Nếu thấy xuất hiện cục cứng bên trái bụng nên đi khám để điều trị kịp thời | Nguồn ảnh: Internet

Dù không thể đảm bảo ngăn ngừa được 100% các khối u ở bụng nhưng việc thay đổi một số thói quen, xây dựng lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, như:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu xơ,…
  • Cố gắng cân nặng ở mức lý tưởng thông qua việc ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn.
  • Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Tránh tiếp xúc quá mức với một số chất độc hại như hút thuốc lá, các chất gây ô nhiễm môi trường, hóa chất, chất phóng xạ,….
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có gas,…
  • Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy tìm đến phương pháp giảm căng thẳng thông qua yoga, thiền hay những hoạt động khác như đạp xe, chạy bộ, bơi lội,…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt với gia đình có tiền sử về bệnh ung thư hay các bệnh lý khác

Sự hình thành khối u ở bụng và những bệnh liên quan đến bụng có thể bị tác động bởi yếu tố di truyền, môi trường. Nếu bạn sờ thấy cục ở bụng dưới bên trái hay bất kỳ cơ quan nào, có thể đến ngay các cơ sở, bệnh viện y tế để thăm khám và tầm soát bệnh lý để được thăm khám, điều trị kịp thời.